Sức đề kháng hay còn được gọi là hệ miễn dịch, là hệ thống “an ninh” quan trọng bậc nhất của cơ thể con người, giúp đẩy lùi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… và các yếu tố độc hại khác từ môi trường. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có sức đề kháng non nớt, nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, dẫn tới tình trạng ốm vặt liên miên, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, tăng đề kháng cho trẻ là một việc làm cực kì quan trọng để trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. 

1. Vì sao trẻ hay ốm vào thời điểm giao mùa?

Theo thống kê từ các bác sĩ nhi khoa, mỗi năm, trẻ thường mắc cảm cúm và viêm đường hô hấp trên từ 5-7 lần, những lần ốm bệnh này thường tập trung nhiều vào thời điểm giao mùa thu đông hoặc xuân hè. 

Thời điểm giao mùa kéo theo nhiệt độ và độ ẩm thay đổi chóng mặt, là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Điển hình nhất là virus HRV (Human Rhinovirus) là hung thủ gây ra tới 40% các ca cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ.

Trẻ dễ ốm khi thời tiết giao mùa
Trẻ dễ ốm khi thời tiết giao mùa

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng còn non yếu nên khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể sẽ không kịp thích ứng, chưa hoàn thiện khả năng chống chọi các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường sống. Theo nghiên cứu và thống kê, thì trẻ có sức đề kháng kém thì số lần mắc bệnh vặt trong năm có thể lên tới 8-12 lần. Đây là con số khiến các bố mẹ không thể vui vẻ và cực kỳ lo lắng.

Chưa kể đến đây là thời điểm nhạy cảm khi rất nhiều dịch bệnh kéo đuôi nhau đến để “hăm dọa” hệ miễn dịch non yếu của con trẻ như Dịch cúm A, sốt xuất huyết, thủy đậu, sởi, tiêu chảy cấp …

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng kém

Bên cạnh các giải pháp phòng bệnh chủ động, bố mẹ cần hiểu hơn về sức đề kháng của con, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch của con đang rất “mong manh”, như:

2.1. Trẻ hay ốm vặt, ốm tái đi tái lại không khỏi

Trẻ sơ sinh sau khi chào đời sẽ nhận được một lượng kháng thể đến từ sữa mẹ. Trong quá trình hoàn thiện và phát triển thì hệ miễn dịch của trẻ ngày càng được nâng cấp qua những lần “rèn luyện” và nuôi dưỡng bởi dinh dưỡng.

Chính vì vậy, với hệ miễn dịch non yếu nên trẻ rất nhạy cảm với những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Từ đó, trẻ dễ gặp các bệnh lý về đường hô hấp như ho, sổ mũi, cảm lạnh, viêm họng … do thời tiết thay đổi. Đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu.

2.2. Trẻ biếng ăn kéo dài

Trẻ em trong trạng thái khỏe mạnh, phát triển bình thường thì việc ăn uống luôn rất ngon lành. Khi thấy con trẻ có những dấu hiệu như chán ăn, lười ăn, bỏ ăn, bỏ bú thì cha mẹ cần theo dõi trẻ kỹ lưỡng. Bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu sức đề kháng của trẻ bị suy giảm.

Đề kháng kém có thể gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ
Đề kháng kém có thể gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ

2.3. Trẻ có hệ tiêu hóa kém

Thêm một trong những dấu hiệu nữa mà bố mẹ cần lưu tâm ở trẻ có sức đề kháng kém đó là hệ tiêu hóa của con phát triển kém, không hoặc kém hấp thụ thức ăn. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ có hệ tiêu hóa kém như rối loạn tiêu hóa, trẻ đi ngoài phân sống. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ dễ bị còi xương suy dinh dưỡng do không được hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể.

2.4. Trẻ hay bị mất nước

Cũng giống như người lớn, nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Nước chiếm đến 70% trọng lượng của cơ thể, nên khi trẻ có dấu hiệu mất nước cần được bổ sung kịp thời. 

Những biểu hiện mất nước ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết như da khô, niêm mạc nhợt nhạt, trẻ đi tiểu ít, khóc không có nước mắt… Cho nên, trẻ bị mất nước cũng là dấu hiệu trẻ có sức đề kháng yếu.

2.5. Vết thương hở lâu lành

Theo như nhận định của các bác sĩ nhi khoa, chuyên gia y tế đầu ngành cho rằng: vết thương lâu lành cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có những vết thương lâu lành, thì phần lớn là do hệ miễn dịch của trẻ yếu kém.

2.6. Trẻ có khả năng chịu đựng kém

Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, không chịu vận động, không có năng lượng để hoạt động. Đặc biệt là trẻ không hào hứng với những hoạt động vui chơi thể chất như những trẻ khác. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy nét mặt, cảm giác trẻ luôn bơ phờ, thèm ngủ là biểu hiện cho thấy tình trạng sức đề kháng của trẻ yếu.

Hồi chuông cảnh báo: Càng lớn, trẻ em càng lười vận động - Nhà thuốc FPT Long Châu

3. Bí quyết giúp tăng đề kháng trẻ em khi giao mùa

Khi nhận thấy con có sức đề kháng yếu thì bố mẹ nên tìm ngay giải pháp tăng cường đề kháng cho con trước khi quá muộn. Dù hệ miễn dịch của trẻ đã tốt hay chưa tốt thì việc tăng sức đề kháng trẻ em chủ động trong giai đoạn giao mùa là vô cùng quan trọng. Chuyên gia dinh dưỡng Fit Junior gợi ý bố mẹ các bí quyết giúp tăng đề kháng cho trẻ, bố mẹ cùng tham khảo và áp dụng cho bé nhà mình!

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và cân bằng

Đối với các bé sơ sinh (Dưới 6 tháng tuổi):

Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn vì trong sữa mẹ có chứa một nguồn kháng thể dồi dào giúp bé tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và mầm bệnh, bảo vệ trẻ khỏi virus, vi khuẩn gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ sơ sinh… Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng nếu có thể để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất.

Đối với các trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên:

– Cho trẻ uống đủ lượng nước theo nhu cầu bao gồm sữa mẹ, sữa công thức, nước lọc, nước hoa quả…

– Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ 5 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,…

– Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Thế nào là 5 nhóm thức ăn chính? | Medshop.vn

3.2. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ

Với một chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ gồm đầy đủ vitamin, khoáng chất… sẽ góp phần tạo nên hàng rào miễn dịch vững chắc. Ví dụ như khi bạn tăng cường chế độ ăn cho trẻ với các loại thực phẩm có chứa vitamin C – là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp hệ miễn dịch của trẻ được hỗ trợ, phòng ngừa các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin cho cơ thể còn giúp tăng cường chức năng thải độc và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ.

Bên cạnh những loại khoáng chất thì kẽm cũng có vai trò đặc biệt quan trọng để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm sẽ khiến lượng bạch cầu trong cơ thể giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Bạn có thể bổ sung kẽm cho trẻ từ những loại trái cây như quả chín mọng, cá hồi, tôm, cua…

Với các bố mẹ bận rộn hoặc không thể cân bằng cũng như đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé, có thể lựa chọn giải pháp cho con uống các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có những dưỡng chất trên.

3.3. Cho con uống đủ nước

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao về vai trò của nước đối với cơ thể, bổ sung đủ nước hàng ngày cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại.

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, bạn có thể cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ được cung cấp lượng kháng thể tự nhiên nhất. Đối với trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, nước cam… để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước ngọt, nước có gas.

3.4. Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhất là trong quá trình trẻ phát triển. Bởi khi trẻ ngủ đủ và sâu giấc chính là lúc cơ thể trẻ được nghỉ ngơi và tái tạo hệ miễn dịch một cách tốt nhất. Hơn nữa khi trẻ ngủ đủ giấc, khi tỉnh dậy trẻ sẽ vui vẻ và ăn uống tốt hơn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian trẻ ngủ từ 10 giờ tối là lúc các hormone tăng chiều cao phát triển vượt bậc, giúp trẻ có thể đạt được chiều cao trong những năm tháng đầu tiên.

Bé ngủ ngon và ngủ đủ giúp tái tạo hệ miễn dịch tốt
Bé ngủ ngon và ngủ đủ giúp tái tạo hệ miễn dịch tốt

Với trẻ sơ sinh ba mẹ nên đảm bảo giấc ngủ của bé kéo dài khoảng 18 tiếng mỗi ngày. Với trẻ lớn hơn khoảng 10 đến 14 tiếng/ ngày.

Để trẻ phát triển toàn diện, bạn nên hình thành cho trẻ một thói quen ngủ và thức dậy khoa học. Điều này sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ cũng như giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện tối đa.

3.5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ thoáng mát

Đây là một trong những công việc rất quan trọng trong quá trình chăm sóc và giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Vi khuẩn tồn tại khắp mọi nơi xung quanh trẻ, có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như: sốt, tả, lao, uốn ván… Nếu hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện rất dễ bị tấn công và nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Nhất là với những bạn trẻ hiếu động, thường xuyên tò mò với những gì đang diễn ra ở bên ngoài mà không hay biết đó là môi trường chứa đầy mầm bệnh.

Chính vì vậy, bạn cần hướng dẫn trẻ và tạo cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ ngay từ khi còn nhỏ. Chẳng hạn như: rửa tay trước khi ăn, giữ vệ sinh cá nhân ở tường, không ăn đồ ăn vặt bán ở vỉa hè… Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế mầm bệnh tại chính ngôi nhà của mình bằng cách dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, phòng ngủ của trẻ, để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng một cách hiệu quả.

3.6. Khuyến khích trẻ vận động đúng cách

Việc khuyến khích trẻ vận động là việc cần thiết bởi khi trẻ vận động hàng ngày sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, giúp cơ thể đào thải mạnh các chất chuyển hóa độc hại, từ đó hệ miễn dịch của trẻ cũng được tăng cường. Bạn có thể hướng dẫn trẻ vận động đơn giản như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, đá bóng…

Mỗi ngày vận động khoảng 30 phút cũng là cách ba mẹ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Việc vận động giúp trẻ ăn ngon hơn, các cơ, hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

3.7. Không lạm dụng thuốc kháng sinh khi trẻ ốm bệnh

Có nhiều trường hợp lạm dụng kháng sinh tùy ý cho trẻ cũng khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm. Bởi vì dùng kháng sinh nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Lúc này cơ thể sẽ không thể chống lại những tác nhân gây hại như vi khuẩn, khiến trẻ dễ bị tấn công và mắc bệnh hơn.

3.8. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Ngay từ những năm tháng đầu đời, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa một số bệnh như viêm não, uốn ván, ho gà, sởi, thủy đậu, viêm gan siêu vi… Bạn nên cho trẻ tiêm đủ các số mũi theo yêu cầu để trẻ được bảo vệ một cách tốt nhất. Tránh đi cho trẻ đi tiêm khi trẻ có những biểu hiện như dị ứng, sốt, ho, sổ mũi…

Mẹo trước khi đi tiêm phòng cho trẻ giúp con bớt đau khi chích ngừa

Đến đây, chắc hẳn bố mẹ đã trang bị thêm cho gia đình mình những bí quyết lợi hại để giúp tăng đề kháng trẻ em trong giai đoạn giao mùa. Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần ứng dụng những kiến thức vào quá trình chăm sóc con cái, luôn đề cao tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.