Tắc tia sữa sau sinh (tắc tuyến sữa hay tắc ống dẫn sữa) gây nên tình trạng đau nhức, mệt mỏi và ảnh hưởng đến mục tiêu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhiều trường hợp không được điều trị sớm và hiệu quả có thể gây áp xe tuyến vú, dần dần trở thành các dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú. Vậy nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh là gì, điều trị và phòng ngừa tình trạng này bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng các chuyên gia của nhà Fito Junior nhé! 

1.Tắc tia sữa sau sinh là gì?

Tắc tia sữa sau sinh (tắc tuyến sữa hay tắc ống dẫn sữa) là tình trạng sữa mẹ bị ứ đọng và giữ lại trong các ống dẫn sữa mà không được đẩy ra ngoài. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.

Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú, nhiễm trùng hoặc dừng hẳn việc ra sữa. Nhiều trường hợp không được điều trị sớm và hiệu quả có thể gây áp xe tuyến vú, dần dần trở thành các dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú. Tắc tia sữa cần được phát hiện và điều trị sớm để sức khỏe của mẹ không bị ảnh hưởng cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ không bị gián đoạn.

Tắc tia sữa sau sinh khiến mẹ đau tức khó chịu
                                      Tắc tia sữa sau sinh khiến mẹ đau tức khó chịu

2. Tắc tia sữa sau sinh thường xảy ra khi nào?

Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào sau khi sinh. Tuy nhiên thường hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên và lên đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 6 – 8 sau sinh. Thời điểm này sữa về nhiều, bé chưa bú hết và mẹ cũng chưa biết cách vắt sữa làm bầu vú của mẹ bị cương lên, căng tức, nhiều trường hợp tắc tia sữa gây sốt và bầu ngực của mẹ có các cục cứng.

3. Tắc tia sữa sau sinh gây nên tình trạng gì?

Tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Theo các nghiên cứu, có khoảng 20% sản phụ bị tắc tia sữa ít nhất 1 lần trong đời. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm: áp xe vú, viêm tuyến vú, lâu dần sẽ gây u xơ tuyến vú khá nguy hiểm.

  • Áp xe vú là tình trạng mưng mủ ở tuyến vú, gây đau tức dữ dội. Tình trạng này thường xảy ra khi mẹ bị tắc tia sữa lâu hơn 1 tuần nếu không được điều trị khỏi phải chịu những thương tổn nặng nề như: vùng da trên ổ áp xe nóng, sưng, căng tức, phù tím, cơ thể sốt cao, rét run, môi khô, đau đầu , khát nước, mệt mỏi, gầy yếu nhanh. Núm vú tụt, có biểu hiện viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ. Sữa có thể lẫn mủ chảy qua đầu núm vú, sữa có mùi hôi tanh.
  • Viêm tuyến vú là tình trạng bầu ngực sưng to và rất đau. Khi sờ vào sẽ thấy nhiều cục cứng, dù có nặn cũng không ra sữa, đầu vú sưng tấy và đau đớn.
    Tắc tia sữa sau sinh gây nên những hậu quả cho sức khỏe mẹ
                  Tắc tia sữa sau sinh gây nên những hậu quả cho sức khỏe mẹ

Trước những tổn thương trên, nhiều bà mẹ đã không dám tiếp tục cho con bú và chuyển sang cho con bú sữa ngoài; từ đó, tình trạng tắc tia sữa gián tiếp khiến trẻ bị “thiệt thòi” về dinh dưỡng so với những trẻ được bú mẹ hoàn toàn, khiến hệ miễn dịch suy yếu, trẻ chậm lớn, mắc nhiều bệnh vặt,…

4. Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh là gì?

Tắc tia sữa sau sinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể kể đến như:

  • Do tâm lý: Sau sinh, mẹ thường mệt mỏi vì lo lắng chăm sóc cho con. Nếu mẹ thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng, quá trình sản sinh hormone oxytocin (một hóc-môn có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa) bị chậm lại, khiến ngực của mẹ tuy có sữa nhưng không chịu tiết ra, gây tắc sữa. Nguyên nhân này rất dễ gặp ở những chị em lần đầu làm mẹ, bị đảo lộn cuộc sống sau khi em bé chào đời
  • Sữa mẹ quá nhiều: Vài ngày đầu sau sinh con, bầu ngực của mẹ chứa rất nhiều sữa nhưng trẻ chưa thích nghi bú kịp khiến sữa bị ùn ứ, gây tắc tia sữa.
  • Không cho con bú thường xuyên: Trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ cần bú từ 8 – 12 cữ mỗi ngày, tức trung bình mỗi 3 giờ sẽ bú một lần. Nếu trong thời gian 5 tiếng mà mẹ không cho bé bú thì rất dễ khiến sữa bị tồn đọng. Đây là lý do gây ra tình trạng bít tắc ống dẫn sữa.
  • Trẻ bú không hết: Mẹ tiết ra nhiều sữa nhưng trẻ bú không kiệt, lượng sữa bị ứ đọng lại không được giải phóng sẽ gây ra tắc sữa.
  • Cho con bú sai tư thế: Trong quá trình cho con bú, mẹ bị đau vì cho con bú sai tư thế khiến trẻ phải cắn, ngậm bầu vú thật chặt, làm cho mẹ bị nứt đầu vú, sưng vú,…nên tắc tuyến sữa.
  • Mẹ hút sữa không kiệt: Khi dùng máy hút, nếu mẹ hút chưa hết sữa mà dừng lại cũng có thể gây tắc tia sữa về sau.
  • Ngực chịu nhiều áp lực: Tắc tia sữa còn do nguyên nhân mẹ mặc áo ngực quá chật khiến cho các ống dẫn sữa không lưu thông; hoặc mẹ có thói quen nằm sấp khi ngủ cũng sẽ khiến cho tia sữa bị ép và gây viêm tắc tuyến sữa sau sinh.
  • Nhiễm khuẩn

    Một trong những nguyên nhân gây tắc sữa sau sinh là do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường máu hoặc mẹ vệ sinh núm vú không sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công.  Khi bị nhiễm khuẩn, ống sữa sẽ chiết hẹp lại khiến sữa không chảy ra ngoài.

5. Triệu chứng khi bị tắc tia sữa sau sinh là gì?

Triệu chứng của tắc tia sữa thường biểu hiện từ từ, từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp các triệu chứng diễn ra rất nhanh chóng và rõ rệt. Một số biểu hiện của tắc tia sữa như:

  • Bầu ngực của mẹ căng cứng, đau nhức và ngày càng nặng hơn.
  • Sữa  tiết ra ít hơn, thậm chí không tiết sữa  kể cả khi mẹ chủ động vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. Sữa có mùi hôi, tanh do lẫn mủ.
  • Bầu ngực của mẹ bắt đầu xuất hiện những cục cứng, gồ ghể, có kích thước khác nhau, sờ vào cảm thấy đau nhức
  • Sốt, sốt cao, đau đầu , mệt mỏi, xung quanh bầu ngực xuất hiện các nốt sần, sờ vào ngực có cảm giác nóng bất thường.

6. Giải pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh

Việc điều trị tắc tia sữa chính là làm tan các cục sữa bị ứ đọng, vốn cục, khơi thông tia sữa… kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe. Các Mẹ có thể áp dụng những cách sau để cải thiện tình trạng này:

  • Cho bé bú thường xuyên, đúng cữ. Nếu không bú hết mẹ cần hút sữa để đảm bảo sữa cũ tống hết ra ngoài, tránh gây ứ đọng
  • Tan sữa đọng bằng cách làm ấm ngực: Trước khi cho bé bú, mẹ nên chườm ấm bầu ngực bằng cách chườm khăn ấm, đồng thời massage ngực nhẹ nhàng để giúp lưu thông dòng sữa.
  • Tập trung vào bên bầu ti bị tắcNên cho bé bú ở bên ngực bị tắc trước sau đó mới chuyển sang bên còn lại.
  • Massage bầu ngực: Mẹ xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng theo vòng tròn để giúp kích thích và khơi thông tia sữa.
  • Uống nước mỗi ngày để giúp sữa được sản xuất nhiều hơn cũng như khơi thông tuyến sữa dễ dàng
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, stress giai đoạn sau sinh
  • Không mặc áo ngực quá chật và hạn chế tác động mạnh lên bầu ngực
  • Mẹ thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ vừa tốt cho sức khỏe vừa ngăn ngừa nguy cơ tắc sữa sau sinh.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung Lecithin từ dầu hạt hướng dương như SUNFLOWER LECITHIN Plus sẽ giúp tăng tỉ lệ axit béo bão hòa trong sữa, từ đấy làm giảm độ kết dính của sữa giúp ngăn chặn tình trạng tắc ống dẫn sữa , tia sữa sẽ được khơi thông, sữa sẽ về đều hơn, dễ được đẩy ra ngoài hơn.
    Viên uống giúp thông tắc tia sữa sau sinh Sunflower Lecithin
    Viên uống giúp thông tắc tia sữa sau sinh Sunflower Lecithin

Tắc tia sữa sau sinh gây nên những khó chịu, đau đớn cho mẹ, ảnh hưởng tới hành trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn tâm lý của mẹ. Các mẹ đang trong quá trình cho con bú, hay gặp phải tình trạng viêm tắc ống dẫn sữa, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Hotline 0989794984  các chuyên gia của Fito Junior có thể tư vấn, hỗ trợ một cách chi tiết và nhanh chóng nhất nhé.