Căn bệnh tự kỷ ngày càng trở thành mối đe dọa đối với sự phát triển của trẻ đồng thời cũng gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ tự kỷ sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị kịp thời để trẻ sớm hòa nhập với cuộc sống xung quanh.

1. Tự kỷ là bệnh gì?

Tự kỷ là tập hợp các rối loạn phát triển với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng, khởi phát trước khi trẻ được 3 tuổi và diễn biến kéo dài vào những năm sau đó, thậm chí là suốt đời.

Trẻ tự kỷ thường có nhiều rối loạn gồm cả những khiếm khuyết về tương tác xã hội, về sự phát triển hành vi, ngôn ngữ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh. Nhiều bé tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém.

Bệnh tự kỷ ở trẻ được cho là bệnh lý của não vì hầu hết trẻ bị tự kỷ đều có rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường. Đáng lo ngại, tỷ lệ trẻ bị tự kỷ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, với tần suất gặp 1/100 trẻ. Những em bé trai có nguy cơ cao mắc tự kỷ hơn bé gái từ 4 – 6 lần.

Trẻ bị tự kỷ là do bệnh lý ở não
Trẻ bị tự kỷ là do bệnh lý ở não

2. 6 dấu hiệu trẻ bị tự kỷ ba mẹ cần đưa bé đi khám ngay

Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của trẻ tự kỷ là vô cùng quan trọng vì khi phát hiện sớm và đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời, chúng ta sẽ giúp bé tránh khỏi những hệ quả nghiêm trọng của bệnh, giúp con dễ dàng hòa nhập với cuộc sống và được sống như những đứa trẻ bình thường khác.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ gồm:

2.1 Bất thường về ngôn ngữ

Bất thường về ngôn ngữ là biểu hiện của trẻ tự kỷ mà phụ huynh có thể phát hiện dễ dàng. Trẻ có thể chậm nói, nói được nhưng sau đó lại không nói, có trẻ chỉ phát ra tiếng động và âm thanh vô nghĩa. Với những trẻ nói được thì lời nói của các em thường đơn điệu, thiếu nhịp điệu, ngữ điệu và thiếu diễn cảm…

Ngoài ra, trẻ tự kỷ thường có giọng lơ lớ, nói ríu lời, nói to, không biết đặt câu hỏi, không biết đối đáp hay kể lại những gì đã chứng kiến.

2.2 Bất thường hành vi

Trẻ tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như: chạy vòng tròn, đi bằng các ngón chân, đi từng bước, lắc lư… Những hành vi này thường mang tính tự chủ, có thể liên tục hoặc gián đoạn. Trong trường hợp gián đoạn thì sẽ bị gián đoạn bởi các tư thế bất động hoặc bởi những tư thế kỳ dị.

Ở một số trẻ tự kỷ, các em còn có những hành động tự gây thương tích như tự cắn, cào cấu bản thân, đánh vào đầu, nhổ tóc… Những hành động của trẻ rất hạn chế, nghèo tính sáng tạo và không có ý nghĩa khám phá xã hội.

2.3 Trẻ có xu hướng thu mình, ngại giao tiếp xã hội

Một dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ đó là thích chơi một mình, ít tiếp xúc xã hội. Các em thường thích chơi một mình trong không gian riêng, với những đồ chơi đặc biệt thân thiết mà bé hay mang bên mình, trái ngược với đa số trẻ nhỏ khác là thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những nơi đông vui, nhộn nhịp, khám phá những trò mới lạ.

Trẻ bị tự kỷ thường sống thu mình, ngại giao tiếp xã hội
Trẻ bị tự kỷ thường sống thu mình, ngại giao tiếp xã hội

Bên cạnh đó, trẻ bị tự kỷ ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh thông qua ánh mặt, cử chỉ, điệu bộ. Chúng thường thể hiện các mốc phát triển kém như: 3 tháng không biết cười, không tỏ thái độ sợ hãi trước người lạ hay khi để bé trong môi trường lạ khi được 8 tháng. 

2.4 Bất thường cảm xúc

Trẻ bị tự kỷ thường có những bất thường về cảm xúc, vui buồn lẫn lộn. Cảm xúc của chúng có thể thay đổi một cách bất ngờ, đang vui cười bỗng nhiên gào khóc rất khó nắm bắt.

2.5 Có những tài năng đặc biệt

Một số trẻ tự kỷ có khả năng năng biệt hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa như ghi nhớ số điện thoại, đọc số từ rất sớm, bắt chước động tác nhanh, làm toán cộng nhẩm nhanh, nhớ vị trí đồ vật, bấm trò chơi máy tính rất giỏi… Những biểu hiện của trẻ tự kỷ này rất dễ nhầm tưởng rằng các em là những đứa trẻ cực thông minh.

2.6 Hành vi chống đối

Hành vi chống đối là dấu hiệu trẻ tự kỷ rất đặc biệt. Trẻ thường có xu hướng chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Các e dễ có những cơn giận dữ hoặc hoảng sợ một cách mãnh liệt nếu đồ đạc của bé bị thay đổi hay biến mất, thậm chí khi bố mẹ thay đổi kiểu tóc….

3. Nhận biết khuôn mặt trẻ tự kỷ

Việc nhìn khuôn mặt cũng có thể là cách để chẩn đoán một đứa trẻ bị tự kỷ hay không bởi theo một nhóm nghiên cứu của Đại học Missouri (Mỹ), những đứa trẻ bị tự kỷ có đặc điểm khuôn mặt đặc trưng, khác với những đứa trẻ không mắc bệnh.

Theo nghiên cứu này, những em bé tự kỷ thường có khuôn mặt rộng hơn, mặt to hơn, mặt trên rộng hơn, mặt giữa ngắn hơn (má và mũi), miệng và nhân trung của chúng cũng rộng hơn bình thường. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà

Nhận biết sớm những biểu hiện của trẻ tự kỷ sẽ giúp ba mẹ đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu gia đình bạn đang có một em bé tự kỷ thì hãy chăm sóc thật tốt cho con bằng cách:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Tăng cường chất béo Omega-3

Axit béo Omega-3 chiếm 20% lượng chất béo có trong não bộ. Trong khi đó, não có tới 60% là chất béo nên việc bổ sung đầy đủ Omega-3 là vô cùng cần thiết để não bộ của bé phát triển tốt nhất. Giai đoạn mang thai và sau sinh nếu không cung cấp đủ Omega-3 thì rất dễ sinh ra những em bé mắc bệnh tự kỷ.

Ba mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 trong chế độ ăn của trẻ tự kỷ
Ba mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 trong chế độ ăn của trẻ tự kỷ

Đặc biệt, giai đoạn bé từ 1-3 tuổi là giai đoạn “vàng” để bé phát triển não bộ nên ba mẹ cần cung cấp đủ DHA. Đây là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ. Những thực phẩm giàu Omega-3 ba mẹ có thể bổ sung gồm: cá thu, cá hồi, cá ngừ, cải bó xôi, súp lơ, rau bina, cải xoăn…

Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất

Việc bổ sung vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ tự kỷ. Trong đó, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ những loại sau:

  • Vitamin E: Có tác dụng bảo vệ chức năng của não, giảm căng thẳng.
  • Vitamin D: Là chất xúc tác quan trọng trong quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống phát triển thần kinh não bộ. Không cung cấp đủ vitamin D có thể khiến khả năng giữ và hình thành các kết nối thần kinh bị ức chế, tác động xấu đến sự phát triển não bộ.
  • Kẽm: Có chức năng tăng cường hệ miễn dịch trong não, giúp trẻ tự kỷ kiểm soát tốt các xung thần kinh.
  • Vitamin B6: Thiếu hụt vitamin B6 gây trầm cảm, mất trí nhớ nên cần bổ sung đầy đủ cho trẻ bị tự kỷ.

Hạn chế đồ ăn nhanh, nước uống có gas

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc lạm dụng nước uống có ga ở trẻ có thể làm chậm phát triển não bộ và làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bé có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn.

Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ của trẻ. Những em bé sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên thường có kết quả thấp trong những bài kiểm tra tập đọc, toán và khoa học. Vì vậy, ba mẹ nên loại bỏ thức ăn nhanh và nước có gas ra khỏi thực đơn của trẻ tự kỷ để giúp cải thiện tình trạng bệnh của con.

Dành nhiều thời gian chăm sóc con

Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là những em bé bị tự kỷ. Ba mẹ cần tạo điều kiện tốt nhất cho bé phát triển, kể cả về dinh dưỡng và tinh thần. 

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc và chơi đùa với con
Ba mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc và chơi đùa với con

Giai đoạn đầu đời, ba mẹ cần dành nhiều thời gian chăm sóc và chơi cùng bé. Ngay từ những ngày đầu sau khi chào đời, việc được tiếp xúc, trò chuyện nhiều với ba mẹ, người thân, giúp bé phát triển tốt về tinh thần, ngôn ngữ… Bố mẹ có thể chơi với con, dạy con các hoạt động, từ ngữ đơn giản để con được phát triển toàn diện ngay từ sớm.

Phát hiện những biểu hiện của trẻ tự kỷ từ sớm giúp đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời để giúp con yêu được phát triển bình thường. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên tìm hiểu những địa chỉ khám và điều trị trẻ tự kỷ uy tín để cho bé để thăm khám.