Quá tải lactose sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên rất nhiều mẹ nhầm lẫn quá tải lactose và bất dung nạp lactose, khiến trẻ phải chuyển sang dùng sữa free lactose hay các thực phẩm bổ sung không phù hợp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ kém ăn, chậm hồi phục. Vì vậy, bài viết này sẽ phân biệt quá tải và bất dung nạp lactose cũng như cách xử lý cho các mẹ cùng tham khảo.
1. Tổng quan về bất dung nạp lactose và quá tải lactose
1.1 Lactose là gì?
– Lactose là thành phần đường carbohydrate chiếm 7% trong sữa mẹ, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của trẻ. Thông thường lactose được hấp thu nhờ men lactase phân giải lactose thành 2 loại đường là glucose và galactose.
– Quá tải lactose và bất dung nạp lactose đều là tình trạng thiếu men lactase dẫn đến lactose không tiêu hóa được gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, phần lớn các biểu hiện hai tình trạng này giống nhau, dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị.
1.2. Bất dung nạp lactose
Bất dung nạp lactose là do cơ thể không tiết ra đủ enzyme lactase tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Bất dung nạp lactose ở trẻ được phân loại như sau:
- Bất dung nạp lactose nguyên phát: Thường xảy ra ở trẻ lớn do thay đổi chế độ dinh dưỡng thường xuyên hay ít khi được sử dụng hoặc cắt giảm hoàn toàn sữa và các thực phẩm từ sữa. Khi quay lại dùng sữa hay các thực phẩm từ sữa, trẻ sẽ không dung nạp được đường lactose vì thiếu các enzyme lactase để phân hủy lactose trong đường ruột.
- Bất dung nạp lactose thứ phát: Tình trạng này xảy ra khi đường ruột bị tổn thương do sau phẫu thuật, chấn thương hay bị các bệnh như: nhiễm trùng ruột, bệnh Crohn, bệnh Celiac,… dẫn đến ruột giảm tiết enzyme lactase.
- Bất dung nạp lactose bẩm sinh: Hiếm gặp. Trẻ sinh non có nguy cơ mắc cao hơn do lượng lactase phát triển mạnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
1.3. Quá tải lactose
Quá tải lactose là tình trạng trẻ nạp nhiều đường lactose vượt quá khả năng phân giải của đường ruột. Lượng lactose dư thừa xuống đại tràng, lên men dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu. Nguyên nhân quá tải lactose:
- Trẻ háu đói hay được mẹ cho bú nhiều sữa hơn mức cần thiết. Trẻ bú bình có nguy cơ cao hơn do trẻ không tự chủ điều chỉnh lượng sữa trẻ bú.
- Mẹ chủ động hoán đổi bầu ngực quá sớm khiến trẻ bú nhiều sữa đầu. Trong khi đó, sữa đầu chứa nhiều lactose khiến tiêu hóa trẻ không kịp tiêu hóa hết.
2. Phân biệt quá tải lactose và bất dung nạp lactose
Để phân biệt giữa quá tải lactose và bất dung nạp lactose, mẹ cần nắm được điểm giống nhau và khác nhau như sau:
2.1. Điểm giống nhau của quá tải lactose và bất dung nạp lactose
Trẻ quá tải lactose hay bất dung nạp lactose đều có biểu hiện:
- Đi ngoài nhiều lần/ ngày: Phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua, có thể có màu xanh, có bọt. Phân có tính acid, pH<6
- Trẻ đầy hơi, ợ hơi, nôn trớ: Lactose không tiêu hóa được, lên men sinh hơi nên trẻ đầy bụng, hay xì hơi, ợ hơi, nôn trớ
- Có thể gặp đau bụng, quấy khóc: Lactose chuyển hóa thành acid, làm ruột co thắt gây đau. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiều lần, đau bụng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
Trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn khi bị quá tải hay bất dung nạp lactose
2.2. Sự khác nhau giữa quá tải lactose và bất dung nạp lactose
Phân biệt dựa trên các đặc điểm lâm sàng:
- Độ tuổi trẻ gặp phải
- Thay đổi cân nặng
- Các đặc điểm khác như số lần đi tiểu, tình trạng ăn uống
Với quá tải lactose
- Thường gặp ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Vào giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn bé và non yếu nên nếu mẹ cho con ăn hay bú quá nhiều dẫn đến lượng lactose có trong sữa sẽ không được hấp thụ hết. Đối với những trẻ lớn hơn, trẻ đã có thể tự phản ứng lại khi cảm thấy đã ăn no và đủ, hệ tiêu hóa cũng dần hoàn thiện nên sẽ ít gặp hơn.
- Trẻ tăng cân bình thường, thậm chí có trẻ tăng cân nhiều: Trẻ bị quá tải lactose, cơ thể vẫn có thể hấp thu được lactose nên trẻ vẫn tăng cân tốt.
- Trẻ hay mệt mỏi vào giờ đầu sáng sớm và có biểu hiện háu đói: Lactose cung cấp 50% nhu cầu năng lượng của trẻ sơ sinh nên khi vào đầu giờ sáng, lactose chưa được chuyển hóa thành năng lượng dẫn đến trẻ dễ gặp tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đó, trẻ bị quá tải lactose do được ăn nhiều nhưng lượng sữa ăn vào đi qua ruột quá nhanh nên dẫn đến lượng lactose sẽ không được tiêu hóa kịp, trẻ đi lỏng nhiều nên sẽ có biểu hiện háu đói.
- Trẻ đi tiểu nhiều 10 lần/ngày: Do trẻ hay có biểu hiện háu đói như đã giải thích phần trên nên trẻ được bú nhiều dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Với bất dung nạp lactose
- Có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào
- Trẻ chậm tăng cân: Trẻ bất dung nạp lactose sẽ không dung nạp được lượng lactose vào cơ thể nên sẽ dẫn đến tình trạng trẻ thiếu chất dinh dưỡng và chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Đây là dấu hiệu lâm sàng quan trọng để phân biệt quá tải lactose và bất dung nạp lactose
- Trẻ không có biểu hiện háu đói hay đi tiểu nhiều lần/ngày
Tuy nhiên, để chẩn đoán phân biệt chính xác, cần dựa vào test hơi thở hoặc khả năng dung nạp lactose tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín:
- Test hơi thở hydro: Cho trẻ uống nước có nhiều đường lactose. Lactose không tiêu hóa được sẽ xuống ruột già và lên men sinh ra hơi Hydro. Nếu kết quả lượng hydro tăng hơn 12 lần so với kết quả kiểm tra lúc đói ban đầu thì cho thấy trẻ bị bất dung nạp lactose
- Test khả năng dung nạp lactose: Cho trẻ uống nước glucose và nhịn ăn trong 8h. Sau 2h lấy máu đo lượng glucose tăng trên 920 mg/DL và xuất hiện các triệu chứng rối loạn dung nạp lactose thì sẽ được chẩn đoán là bất dung nạp lactose
3. Khắc phục quá tải lactose và bất dung nạp lactose
3.1. Cân đối lượng lactose trong chế độ ăn của bé
Quá tải lactose
- Cho bé bú đúng cách: Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp ngay từ sơ sinh thay vì bú bình. Trẻ bú bình, sữa sẽ chảy không theo ý muốn của trẻ nên dễ bị bú quá no. Khi trẻ bú trực tiếp sữa mẹ sẽ tự chủ được lượng sữa chảy ra, trẻ tự nhả vú ra khi cảm thấy no.
- Cho trẻ bú hết một bên rồi chuyển sang bên còn lại: Mẹ nên cho trẻ bú cân bằng lượng sữa đầu và sữa cuối tránh trẻ bú quá nhiều lượng lactose có trong sữa đầu.
- Nếu bên vú còn lại có nhiều sữa, mẹ có thể vắt bớt để tránh cương cứng. Mẹ có thể vắt bớt 10 – 15ml sữa đầu
Bất dung nạp lactose
- Bé bú sữa mẹ: Mẹ tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, bởi trong sữa mẹ có lactose nhưng cũng có cả lợi khuẩn cùng các hoạt chất có tác dụng phân giải đường. Đồng thời, thành phần dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh, mau chóng hồi phục đường ruột
- Bé dùng sữa công thức: Mẹ có thể thay đổi sang sữa free lactose cho con như: Similac Isomil IQ 1, sữa Nan AL 110, Enfalac lactofree A+,…
Sữa free lactose cho trẻ bất dung nạp lactose
3.2 Đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ
Mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, điều độ để không mất sữa. Mẹ chú ý bổ sung vitamin, canxi, kẽm, sắt,… trong chế độ ăn hàng ngày bằng các thực phẩm như:
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Các loại hoa quả như cam, táo, nho, rau bắp cải, cà rốt, cà chua,…
- Thực phẩm chứa nhiều protein: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, …
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: bông cải xanh, tôm, ốc,…
3.3. Bổ sung kẽm, men vi sinh, hoặc men tiêu hóa trong 1 số trường hợp
- Bổ sung kẽm cho trẻ để giảm tiêu chảy, ổn định tiêu hóa và tăng sức đề kháng
- Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) giúp cân bằng vi sinh, kích thích tiết men phân giải đường, trẻ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của quá tải lactose và bất dung nạp lactose. Đồng thời, men vi sinh cũng có tác dụng làm lành tổn thương đường ruột, phục hồi chức năng ruột trở về bình thường. Thời gian sử dụng từ 1-3 tháng.
- Bổ sung men tiêu hóa khi có chỉ định từ bác sỹ. Men lactase phân giải đường lactose, giúp tiêu hóa hết đường lactose trẻ dung nạp vào. Tuy nhiên, lưu ý không nên sử dụng men tiêu hóa trong thời gian dài, có thể khiến trẻ bị phụ thuộc vào men
3.4. Mẹ thường xuyên kiểm tra phân trẻ
Nếu phân trẻ có chuyển biến từ xanh sang màu vàng, ít bọt thì có nghĩa là việc điều chỉnh đã có hiệu quả.
Hy vọng rằng, những thông tin nhà Fitjunior cung cấp trên đã phần nào giúp các mẹ phân biệt được tình trạng quá tải lactose và bất dung nạp lactose ở trẻ. Chúc các bé phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất!