1. Hiện tượng nháy mắt ở trẻ bắt nguồn từ đâu?
Bình thường, nháy mắt là một phản xạ tự nhiên của cơ thể với mục đích là bảo vệ mắt. Chẳng hạn như khi mắt phải hoạt động quá lâu gây mệt mỏi hoặc các tác động bất ngờ từ môi trường bên ngoài như bụi hay các dị vật thì cơ thể sẽ xuất hiện các phản xạ như chớp mắt, nháy mắt. Điều này giúp làm giảm căng tức ở mắt, tránh được tình trạng mắt khô và loại bỏ hạt bụi vướng vào mắt.
Thế nhưng khi hành động này xảy ra với tần suất nhiều lên, thậm chí là thái quá thì đây chính là dấu hiệu bất thường mà phụ huynh cần chú ý.
2. Nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt nhiều, thái quá
Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nháy mắt nhiều ở trẻ em:
2.1. Trẻ nháy mắt nhiều do thói quen
Nháy mắt ở trẻ có thể bắt nguồn từ việc trêu đùa, bắt chước các hành động của người lớn. Hành động này khi được thực hiện nhiều lần, đều đặn có thể trở thành thói quen nhất định của trẻ như: mím môi, nghiến răng, cắn móng tay… từ lúc nào không hay.
Ngoài ra việc nháy mắt nhiều ở trẻ còn có thể do căng thẳng, lo lắng. Đặc biệt ở những trẻ từ 4 đến 7 tuổi ít khi được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ thì có thể dẫn đến tình trạng nháy mắt thái quá ở trẻ.
2.2. Trẻ nháy mắt nhiều (thái quá) do nguyên nhân bệnh lý
-
Hội chứng rối loạn Tic
Tics được định nghĩa là các cử động cơ nhanh, đột ngột, lặp lại không có chủ đích và nhịp điệu bao gồm cả âm thanh hoặc giọng nói.
Một số trẻ em có thể gặp phải tình trạng rối loạn này ở các cơ mặt, dẫn tới nháy mắt liên hồi. Ở trẻ nhỏ, rối loạn Tic hay gặp ở các bé từ 7 – 9 tuổi, bé nam gặp nhiều gấp 3 lần bé nữ. Nguyên nhân có thể là do các yếu tố di truyền hoặc do các tác nhân bên ngoài như: hoá chất, một số loại thuốc, các chấn thương, .. trong đó nguyên nhân rất hay gặp hiện nay là do sự ảnh hưởng của các thiết bị điện tử.
-
Các bệnh lý về mắt
Một số bệnh lý về mắt như: Viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm bờ mi.. dẫn đến tổn thương mắt và gây ra triệu chứng như nháy mắt quá mức ở trẻ.
Nguyên nhân gây ra các bệnh lý này thường do vi khuẩn, virus hoặc là do các tác nhân gây dị ứng như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc,..
-
Mỏi mắt
Trẻ nhỏ khi sử dụng điện thoại, máy tính hoặc xem TV quá lâu rất dễ bị mỏi mắt, khô mắt. Từ đó dẫn đến hiện tượng nháy mắt nhiều ở trẻ.
-
Tật khúc xạ, nhất là cận thị
Tật khúc xạ là một trong những vấn đề về sự suy giảm thị lực rất hay gặp ở trẻ. Khi mắc tật này, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn các vật, điều này khiến bé phải nheo mắt, chớp mắt để nhìn rõ các vật hơn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường đến từ vấn đề di truyền hoặc các tác động từ môi trường. Trong đó yếu tố môi trường như tác động của ánh sáng xanh là nguyên nhân hay gặp nhất.
-
Các vấn đề về thần kinh
Những trẻ nháy mắt nhiều có thể liên quan đến trường hợp động kinh (trong một số hình thái động kinh cơn nhỏ), hoặc có tổn thương dây thần kinh số V, VII (các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt có thể gây kích thích dây thần kinh số V, VII).
Ngoài ra, các trẻ bị thoái hoá nơron thần kinh như Parkinson, hội chứng Wilson, cơn Hysteria cũng gặp tình trạng nháy mắt nhiều.
3. Trẻ hay nháy mắt có sao không? Những dấu hiệu phụ huynh cần cảnh giác
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nháy mắt của trẻ mà sẽ có những hậu quả khác nhau, chính vì vậy các bậc phụ huynh nên chú ý.
3.1.Đối với nguyên nhân do thói quen hay do lo lắng
Ba mẹ có thể nhận thấy các biểu hiện điển hình như: Trẻ hay nháy mắt, nhất là khi căng thẳng hay hồi hộp thì tần suất nháy mắt nhiều hơn. Ngoài ra không kèm theo các dấu hiệu bất thường nào khác.
Việc nháy mắt liên tục như vậy có thể khiến mắt và cơ xung quanh mỏi mệt. Ngoài ra, trong khi đang học tập nếu trẻ nháy mắt nó có thể làm giảm khả năng tập trung và hiệu suất học tập. Đồng thời, tình trạng này cũng khiến cho bé tự ti và ngại giao tiếp với bạn bè. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bé.
3.2.Đối với nguyên nhân từ bệnh lý
-
Tic vận động
Bên cạnh dấu hiệu nháy mắt thì trẻ Nháy mắt ở trẻ là một trong những biểu hiện của tic vận động đơn giản. bên bao gồm: Nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm. Tic phức tạp liên quan đến nhiều nhóm cơ. Tic âm thanh phức tạp bao gồm nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh. Tic vận động phức tạp bao gồm hành động tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn…
-
Các bệnh lý về mắt như
Viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm giác mạc…Đây là những bệnh lý khá nghiêm trọng, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến suy giảm thị lực ở trẻ, thậm chí là mù loà.
Ba mẹ sẽ nhận thấy dấu hiệu điển hình ngoài tình trạng nháy mắt là các hiện tượng như đỏ ửng, sưng tấy ở vị trí bị viêm. Ngoài ra khi bị viêm bé thấy khó chịu nên hay dụi mắt, chảy nước mắt nhiều, ..
-
Khi trẻ bị mỏi mắt khô mắt
Phụ huynh sẽ thấy ngoài việc trẻ nháy mắt thường xuyên, thì các bé sẽ có những biểu hiện như đau lưng, cổ và vai. Nguyên nhân là bởi tình trạng mỏi mắt ở trẻ thường là do sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử hoặc không gian học tập thiếu ánh sáng và tư thế ngồi học không đúng.
-
Cận thị.
Nhiều người nghĩ rằng cận thị chỉ khiến trẻ gặp khó khăn trong khi nhìn mọi vật, nhưng ít người biết rằng nó còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bong/rách võng mạc, thậm chí là gây mù lòa vĩnh viễn.
Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý khi thấy trẻ thường hay nheo mắt, nháy mắt, dụi mắt thường xuyên, thường hay kéo các vật lại gần hoặc phàn nàn rằng nhìn rõ không rõ hay cảm thấy nhức đầu.
-
Trẻ nháy mắt nhiều do các bệnh thần kinh.
Biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh thường đột ngột, nhất thời và đa dạng về triệu chứng, bao gồm cả rối loạn vận động như co cứng và/hoặc co giật, mất động tác chủ động, mất trương lực, tăng tiết nước bọt, đánh trống ngực, đái dầm,….
Ba mẹ cần chú ý đến bé kỹ hơn, đặc biệt là khi ở gần nơi có nhiều nước (hồ, ao, biển,…), ở nơi cao, nơi có giao thông diễn ra, cũng như ở các môi trường khác mà bé có thể bị thương nếu như bị co giật. Đồng thời, ở nhà, bạn cũng cần trải thảm dày dưới sàn, bọc lại các góc nhọn trên đồ vật. Trong hầu hết trường hợp các bệnh động kinh thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tuy rất hiếm gặp nhưng lại là những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh.
4. Chuyên gia bật mí về cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em an toàn, hiệu quả.
Việc chữa trị nháy mắt liên tục ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra vấn đề này.
4.1.Đối với trường hợp trẻ em nháy mắt do thói quen
Nháy mắt là một phản xạ tự nhiên để bảo vệ mắt khỏi các dị vật như bụi, cặn bẩn,. hoặc giữ ẩm. Tuy nhiên, việc thường xuyên nháy mắt hay nháy mắt nhiều thành thói quen không tự kiểm soát được sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số cách chữa thói quen nháy mắt ở trẻ mà phụ huynh nên áp dụng:
-
Giúp bé thư giãn, tránh căng thẳng
Trong trường hợp trẻ nháy mắt nhiều do căng thẳng, lo lắng hoặc mệt mỏi. Các bậc phụ huynh hãy cố gắng giảm thiểu các yếu tố gây stress và tìm cách thư giãn cho trẻ như: Chơi đùa cùng con, để con luyện thể dục thể thao hay đọc truyện, nghe nhạc…hoặc tâm sự với con những vấn đề đang khiến con lo lắng để cùng nhau tháo gỡ.
-
Massage mắt
Massage mắt giúp giảm căng thẳng và tăng cường dòng chảy máu. Vì vậy khi bé ngủ hoặc sau khi hoạt động căng thẳng, ba mẹ hãy để bé nằm thẳng và bắt đầu massage. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ hãy đặt 2 tay lên vùng trán, áp lực nhẹ và massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn, từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.
-
Tăng độ ẩm cho mắt
Dinh dưỡng là một giải pháp phòng ngừa bệnh khô mắt ở trẻ em. Theo đó, phụ huynh cần xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày sao cho cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, omega-3. Ngoài ra, ba mạn cần tập cho trẻ thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc.
Một điều cũng rất quan trọng là hạn chế để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều như điện thoại, máy tính bảng và màn hình tivi để tránh tình trạng khô mắt trở nên nặng hơn.
-
Tập trung vào những việc khác
Khi trẻ bị nháy mắt do thói quen thì việc ba mẹ nhắc nhở hay phê bình sẽ càng khiến tình trạng của các bé tệ hơn. Vì vậy khi thấy trẻ có biểu hiện nháy mắt, phụ huynh hãy khiến trẻ tập trung vào việc khác, giảm sự chú ý của trẻ
4.2.Trẻ em nháy mắt do bệnh lý – Giải pháp khắc phục
Trong trường hợp nháy mắt do bệnh lý, điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Sau đây là một số phương pháp chữa nháy mắt do bệnh lý phổ biến:
-
Điều trị bệnh gây ra nháy mắt:
Nếu nháy mắt là một triệu chứng của các bệnh lý như các vấn đề về thần kinh, viêm mắt, thiếu máu hoặc căng thẳng, thì việc đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị là điều rất cần thiết.
Nếu nháy mắt là do một vấn đề cơ học, phẫu thuật có thể được đề xuất để điều trị.
-
Khắc phục các vấn đề về mắt
Khi trẻ gặp các vấn đề như khô mắt, mỏi mắt, cận thị, tíc vận động… ba mẹ cần xác định các thói quen hoặc tác xấu đến thị lực của trẻ như: Tivi, điện thoại, ..
-
Bổ sung các dưỡng chất giúp bảo vệ mắt
Việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để hoàn thiện thị lực và bổ sung các dưỡng chất bảo vệ mắt cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Có 3 nhóm dưỡng chất mà ba mẹ không nên bỏ qua đó là: DHA/EPA giúp nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt, Vitamin A/ Vitamin E giúp phục hồi các tổn thương mắt, Lutein và Zeaxanthin giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh.
5. Một vài biện pháp giúp phòng ngừa nháy mắt nhiều, thái quá ở trẻ
5.1. Bổ sung các nhóm dưỡng chất tốt cho mắt
Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các dưỡng chất bổ mắt rất quan trọng với trẻ nhỏ. Một chế độ ăn giàu DHA, Omega 3 như các loại cá ngừ, cá thu, cá hồi… trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp nuôi dưỡng mắt khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: Vitamin A, vitamin E,..trong cà rốt, gấc, khoai lang, rau xanh,.. sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt, tránh để nó lan rộng.
5.2. Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ ngay từ sớm
Trẻ nên được ngủ đủ giấc và thời gian ngủ nên được thực hiện theo từng độ tuổi của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của trẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái sau mỗi giấc ngủ.
Ngoài ra ba mẹ cần đảm bảo góc học tập của trẻ đủ ánh sáng và ngồi học đúng tư thế; thực hiện thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo mắt được nghỉ ngơi.
5.3. Phòng tránh các tác động từ bên ngoài
Hạn chế trẻ sử dụng các loại thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… bởi vì khi trẻ nhìn nhiều vào các loại màn hình này sẽ khiến cho mắt của trẻ phải làm việc quá tải cũng gây ra tình trạng nháy mắt, tổn thương mắt.
Ba mẹ nên đi đưa bé đi khám mắt định kỳ 6-12 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt và đưa ra các hướng xử lý phù hợp.
5.4. Sử dụng các sản phẩm chuyên biệt để bảo vệ mắt toàn diện
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp bảo vệ mắt cho trẻ thì việc sử dụng thêm các sản phẩm chuyên biệt.
Fito Omega+ dạng xịt bổ sung Omega 3, DHA, Vitamin A, E là những dưỡng chất quan trọng với mắt với hàm lượng đạt chuẩn. Chuyên biệt giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt, nháy mắt.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Sản phẩm chứa Omega thực vật, DHA tinh khiết dễ tiêu hóa và hấp thu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Đặc biệt an toàn tuyệt đối cho bé từ 0 tháng tuổi. Bên cạnh công dụng bổ mắt, giảm nháy mắt tích mắt, sản phẩm còn cực kỳ hiệu quả trong việc cải thiện sự tập trung, ghi nhớ. Giúp tăng khả năng học hỏi, sự nhanh nhạy và phát triển trí não.
Hơn nữa, Fito Omega+ có hương việt quất thơm ngon, không hề tanh, bé nào dùng cũng đều yêu thích.
Hiện nay, sản phẩm đã được được phân phối tại các hệ thống phòng khám, nhà thuốc, shop mẹ và bé trên toàn quốc. Có mặt trên Shopee Mall, Lazada, Tiki, Tiktok Shop. Quý phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bé.
Quả thực, hành trình giữ cho đôi mắt của trẻ luôn sáng khỏe đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian và cả sự kiên trì. Hy vọng các thông tin mà FitJunior đã chia sẻ ở trẻ không chỉ giúp cho ba mẹ có thông tin về vấn đề nháy mắt ở trẻ mà con có thêm các phương pháp bảo vệ mắt cho trẻ toàn diện nhất. Nếu ba mẹ còn bất cứ thắc mắc nào liên quan việc chăm sóc trẻ thì hãy liên hệ ngay đến Hotline 0983705657 để các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ ngay cho mình nhé.