Chậm nói ở trẻ em là một dạng chậm phát triển phổ biến. Nếu không sớm phát hiện và được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, kỹ năng xã hội và chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ em là gì và ba mẹ cần làm gì để đồng hành trong hành trình học nói của con? Hãy cùng tìm hiểu với các chuyên gia của Fito Junior nhé!
1. Chậm nói ở trẻ là gì?
Trẻ chậm nói là tình trạng bé có khả năng nói và thể hiện ngôn ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Bé có thể phát âm được các từ nhưng người nghe sẽ rất khó để đoán được ý muốn của bé. Do đó, các bé chậm nói thường có khả năng diễn đạt rất kém.
Bé chậm nói được chia ra làm 3 nhóm chính:
- Bé chậm nói đơn thuần.
- Bé chậm nói do vấn đề về bộ phận cơ thể như tai, mũi, miệng, lưỡi.
- Bé chậm nói do khiếm khuyết về phát triển não bộ.
2. Những biểu hiện cho thấy tình trạng chậm nói ở trẻ.
Tùy từng độ tuổi mà hiện tượng này cũng biểu hiện khác nhau, chẳng hạn như:
Với trẻ 3 – 4 tháng
› Không có phản ứng với âm thanh, tiếng mạnh, không biết bắt chước các âm thanh, không phát ra âm thanh. Khi mẹ hoặc người lớn làm trò thì không có phản ứng, không ngoái đầu theo cử chỉ, phản ứng của người lớn.
Với trẻ 7 tháng
› Vẫn tiếp tục không phản ứng với những tiếng động mạnh.
Khoảng 12 tháng
› Thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh.
› Không có phản ứng khi được gọi.
› Không biết nói dù là từ đơn giản như bà, ba.
› Không biết gật đầu đồng ý, lắc đầu từ chối, không thích sử dụng âm thanh hoặc cử chỉ để có được điều mình muốn.
Đến 15 tháng tuổi
› Vẫn không nói mà dùng tay chỉ khi được hỏi.
› Không biết chủ động đòi hỏi, không nói được rõ ràng một từ nào.
› Không hiểu, không phản ứng với những từ, câu đơn giản, thường gặp nhất.
18 – 23 tháng tuổi
› Không phân biệt được các bộ phận cơ thể khi được hỏi.
› Không nói rõ ràng các từ đơn giản, không tiếp thu được từ mới.
› Không hiểu được những câu đơn giản, không phản ứng khi được hỏi.
24 tháng tuổi
› Chỉ nói được câu ngắn, không tự nói được ý muốn mà chỉ đơn thuần nhắc lại lời người khác.
› Không thể thực hiện những cuộc nói chuyện đơn giản, không hiểu về các chỉ dẫn.
› Thường không tự chơi và nếu được hỏi, không biết chỉ vào tranh và gọi tên con vật, đồ vật.
Từ 25 – 35 tháng
› Không nói được những câu dù là đơn giản, ngắn gọn.
› Không biết đặt câu hỏi.
› Dù được hướng dẫn, dạy bảo, cũng không thể nhớ được những bài thơ, bài hát ngắn.
Trẻ 3 – 4 tuổi
› Không thể ghép từ thành câu.
› Khó khăn để phát ra âm thanh, thường lắp bắp hoặc nói ú ớ, khiến ngay cả những người thân cũng không hiểu được.
› Không thích xem sách, truyện.
› Muốn có bố mẹ bên cạnh và không có hứng thú chơi với bạn khác.
› Khi chậm nói, trẻ ít quan tâm tới thế giới xung quanh
3. Nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ là gì ?
Có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:
- Nguyên nhân thực thể: xuất phát từ những vấn đề tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các tổn thương tại não (khiếm khuyết trong sự phát triển não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh, bại não, vàng da nhân), Các bất thường về nhiễm sắc thể như down…
- Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.
4. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?
Dù bất kể nguyên nhân trẻ chậm nói do các yếu tố về thể chất, sinh học, hay các yếu tố về tâm lý và môi trường sống, thì một số chiến lược sau sẽ giúp con cải thiện tình trạng chậm nói:
4.1. Hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ…bằng những câu từ đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng. Xin lưu ý, hãy bắt đầu từ các danh từ và động từ để trẻ dễ dàng nghe hiểu được một cách trực quan, sinh động.
- Với trẻ chưa có ngôn ngữ, có âm chưa rõ nghĩa: hãy bắt chước những âm đó của trẻ, sau dần hướng đến những âm, những từ có ý nghĩa hơn. Ví dụ: trẻ hay aaaaa, ba ba ba, ta ta ta… cha mẹ hãy hướng trẻ tới những âm như: “ba” “mẹ” “cá”, “gà” “bà” “đi” “măm măm…ăn”.
- Với trẻ có nói được các từ đơn: hãy giao tiếp và hướng dẫn trẻ bắt chước nói câu hai từ. Khi trẻ muốn ăn vặt, cha mẹ dạy trẻ nói: ăn bánh, uống nước…. Khi dạy trẻ chào một ai đó, cha mẹ dạy trẻ nói: ạ mẹ, ạ bố, ạ bà… Khi muốn nhận/muốn lấy một đồ gì đó từ người khác, cha mẹ dạy trẻ nói: xin ạ, xin cô, xin chị, xin mẹ…
- Với trẻ nói được thường xuyên câu đôi, bạn tiếp tục giao tiếp và hướng dẫn trẻ biết bắt chước và có thói quen nói câu cụm, câu đơn ngắn và dần là những câu ghép, câu phức, câu điều kiện.
4.2. Nói chậm, rõ ràng
Khi bạn học một ngôn ngữ nào cũng vậy, bạn cần được nghe một cách chậm và rõ ràng thì bạn mới có thể học theo và nói được chuẩn nhất. Trẻ cũng như vậy, bạn cần nói thật chậm rõ ràng từng từ cho trẻ nghe và hiểu. Đối với các bài hát, bạn cũng nên hát chậm, mở rộng miệng để trẻ quan sát cách bạn phát âm được dễ dàng hơn.
4.3. Nói chuyện với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt
Khi giao tiếp với trẻ, bạn luôn ngồi đối diện trong tầm mắt của trẻ, đồng thời bộc lộ những biểu cảm đáng yêu như khuôn mặt bất ngờ, ngây ngô, mặt hề, hay dán những hình ảnh mà trẻ thích trên khuôn mặt. Những kỹ thuật nhỏ này sẽ tạo nên sự chú ý và tương tác mắt tự nhiên của trẻ với bạn, cũng như tạo hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp. Thường xuyên thể hiện hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu những gì bạn nói với trẻ.
Việc giao tiếp bằng mắt này cũng giúp trẻ học cách phát âm khi bạn nói điều gì đó, trẻ có thể nhìn miệng bạn để học cách nói một cách cực kỳ hiệu quả, đúng tình huống và đúng ngữ cảnh giao tiếp.
4.4. Bắt chước ngôn ngữ của trẻ một cách có chủ đích
Trong giai đoạn đầu học nói, trẻ thường phát âm chưa được chuẩn, đôi khi nói ngọng một cách rất đáng yêu. Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ. Chúng ta có thể chỉnh âm của trẻ một cách tự nhiên bằng cách: Đầu tiên, bắt chước âm gần giống ở trẻ và ngay lập tức hướng đến âm có nghĩa. Ví dụ: “aaaaa…Ạ”, “ba ba ba… BÀ”. Tương tự như vậy, khi trẻ nói ngọng, bạn hãy ghi nhận và chỉnh lại ngay. Ví dụ: “mẹ ơi, con Tá (cá) kìa”, mẹ chỉnh lại “mẹ ơi, con Cá kìa” .
4.5. Tạo cơ hội nhiều hơn cho trẻ nói chuyện
Điều này rất quan trọng trong việc dạy nói ở trẻ, bởi vì cha mẹ cần cho trẻ biết rằng, việc cần nói hoặc giao tiếp bằng cách nói chuyện là điều cần thiết.
Ví dụ: Trẻ muốn lấy một cái ô tô, nhưng nó ở xa mà trẻ khóc hay a ư, hoặc kéo tay hướng đến đồ vật đó để bạn lấy giúp. Thì khi đó, bạn thay vì ngay lập tức đáp ứng nhu cầu của trẻ, bạn hãy hỏi “con muốn lấy gì?” và hướng con đến một số câu trả lời mẫu như: Con lấy cái gì?, con nói đi” – “con lấy ô tô”…
Một cách nữa để kích thích trẻ nói đó là luôn để đồ trẻ thích trong tầm mắt và xa tầm với của trẻ hoặc để trong hộp kín trong suốt, từ đó khiến trẻ muốn lấy không được và phải lên tiếng nhờ bạn. Bạn sẽ tạo nên nhiều tình huống để trẻ giao tiếp với bạn hơn.
4.6. Hãy luôn trả lời bé
Khi trẻ chưa nói nhưng cũng có những giao tiếp bằng cử chỉ, vì vậy bạn hãy luôn nói chuyện với trẻ và trả lời những điều trẻ muốn biết.
4.7. Không nóng vội và gượng ép trẻ
Không nên ép trẻ nói. Khi trẻ có âm từ nào đó, bạn hãy dành lời khen ngợi, vỗ tay… mỗi khi trẻ phát âm được những âm thanh đó. Đừng lơ là mỗi khi bạn nói chuyện với con, phải thật tập trung và chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những từ mà trẻ sắp nói. Trẻ cần thời gian để học tập và cha mẹ cần kiên nhẫn, luôn động viên trẻ.
4.8. Để trẻ tự xử lý thông tin
Bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi trẻ, để cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin khi đưa ra yêu cầu đối với trẻ. Cùng chờ đợi phản ứng của trẻ từ 3 đến 5 giây. Nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Sau đó, bạn cần lặp lại tối đa 3 lần ngay sau đó, để trẻ có cơ hội luyện tập.
4.9. Không nên cho trẻ sử dụng nhiều thiết bị điện tử
Đừng vì công việc của bạn quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc trẻ, trò chuyện với trẻ, hay khi bạn thấy trẻ hoạt động quá mức… mà cho trẻ sử dụng những thiết bị như Tivi, iPad, điện thoại…sớm. Chính điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ và là một phần nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói.
4.10. Thăm khám các bác sĩ chuyên môn kịp thời
Nếu cha mẹ thấy con có một số những biểu hiện của chậm nói, kèm theo những rối loạn khác hoặc bạn đã áp dụng các biện pháp tích cực nhất nhưng trẻ vẫn chậm nói thì cha mẹ cần phải cho trẻ thăm khám và tư vấn tâm lý kịp thời, nhằm để chẩn đoán sớm nhất các vấn đề con có thể gặp phải. Từ đó đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất.
4.11. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ chậm nói
Như chúng ta biết có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến trẻ chậm nói. Thiếu vi chất dinh dưỡng là một trong các yếu tố dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ. Thiếu hụt các vi chất cần thiết trong não bộ khiến các vùng não không được hoạt hóa, đứt gãy các liên kết thần kinh. Từ đó trẻ khó bật âm, chậm nói, giao tiếp ngôn ngữ hạn chế. Do đó việc bổ sung thêm các loại vi chất dinh dưỡng là điều chúng ta nên cân nhắc để trẻ có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Các vi chất dinh dưỡng có trong nhiều các loại thực phẩm khác nhau, và việc bổ sung các vi chất như thế nào, số lượng bao nhiêu là đủ quả thực là điều rất khó khăn. Vì vậy, sử dụng các sản phẩm bổ não đang là hướng đi mới trong điều trị cho trẻ bị tự kỷ, chậm nói và chậm phát triển. Các sản phẩm bổ não không chỉ mang lại hiệu quả tối ưu, giải pháp này còn kích thích khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ nhanh biết nói, tăng vốn từ ngữ và phản xạ khi giao tiếp.
Thấu hiểu được nỗi niềm của các bậc phụ huynh các chuyên gia của nhà Fito Junior đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm Cốm bổ não cho trẻ chậm nói Brain Kid giúp hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của trẻ chậm nói, tăng khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, ghi nhớ và giảm hành vi tăng động, rối loạn giấc ngủ của trẻ. Sản phẩm bổ sung các thành phần có công dụng vượt trội trên trí não của trẻ. Trong đó đặc biệt phải kể đến DHA, nấm bờm sư tử và Phosphatidylserine.
DHA nhập khẩu từ Đan Mạch
Cốm bổ não Brain Kid chứa hàm lượng DHA cao nhất thị trường (180mg/ gói 5gam). DHA (docosahexaenoic acid) là một loại acid béo Omega-3 quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Đối với trẻ em, DHA đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đây là một loại axit béo omega-3 quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như sau:
- Gia tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ: DHA có vai trò quan trọng trong việc phát triển và tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung DHA trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ chậm nói có thể giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ.
- Giao tiếp hiệu quả hơn: DHA không chỉ tác động đến khả năng sử dụng ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ. DHA giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp như lắng nghe, hiểu và truyền đạt ý kiến một cách hiệu quả hơn.
- Nâng cao trí thông minh: DHA được coi là ” thức ăn cho não ” vì nó cung cấp dưỡng chất cần thiết để phát triển và duy trì hoạt động của não bộ. Việc bổ sung DHA cho trẻ chậm nói có thể giúp nâng cao trí thông minh và khả năng học tập của trẻ.
Nấm bờm sư tử Yamubushi
Mỗi gói cốm bổ não Brain Kid chứa 500mg Nấm bờm sư tử nhập khẩu Nhật Bản với nhiều công dụng trên hệ thần kinh và não bộ của trẻ
Trong nấm Yamabushi có hai hoạt chất chính là Hericenone và Erinacine, hai hợp chất này có tác dụng kích thích hệ thống thần kinh não bộ phát triển bao gồm sự liên kết của các nơ ron thần kinh và kích thích sản sinh ra các tế bào não mới. Khi sự liên kết các nơron được sản sinh và củng cố, não trẻ sẽ xử lý thông tin nhanh nhạy, tập trung hơn, ghi nhớ thông tin tốt hơn và có khả năng tư duy logic.
Trong nấm Yamabushi có hoạt chất Nootropic giúp cải thiện hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giúp gia cố mạng lưới thần kinh não bộ. Điều này có tác dụng lớn trong việc tăng phản xạ trí não và kích thích chức năng nhận thức ở trẻ em.
Nấm bờm sư tử có tác dụng đặc biệt trong việc cải thiện chức năng vùng “hồi hải mã” (hippocampus) – đây là vùng não chịu trách nhiệm ghi lại ký ức và xử lý cảm xúc. Khoa học đã chứng minh, những người sử dụng nấm “bờm sư tử” thường xuyên sẽ điều khiển dòng suy nghĩ và tâm trạng tốt hơn, chống lại các dấu hiệu tự kỷ, trầm cảm,…
Phosphatidylserine
Phosphatidylserine là một lựa chọn tốt để cải thiện chức năng não bộ. Với khả năng tăng cường trí nhớ và tăng cường tư duy. Ngoài ra hoạt chất này còn có thể giảm căng thẳng và giúp cải thiện tâm lý trong các rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD).
Trẻ em bị ADHD thường gặp khó khăn trong việc tập trung và kiểm soát các hành vi bốc đồng, bé sẽ hay cáu gắt, khó kiểm soát hành vi và cảm xúc, Phosphatidylserine đã được chứng minh là giúp tăng cường sự tập trung tinh thần. Đồng thời, giúp thúc đẩy trí nhớ và nhận thức, tăng cường tâm trạng và giảm căng thẳng thông qua việc giảm mức độ cortisol.
Chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ nếu không sớm phát hiện và được điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, kỹ năng xã hội và chất lượng cuộc sống của trẻ. Hy vọng, với những chia sẻ từ bài viết trên bạn đã hiểu hơn về tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ và nắm được những phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở các bé. Hãy áp dụng thường xuyên với trẻ để tăng hiệu quả. Nếu có bất thường hãy thăm khám sớm để phát hiện sớm bất thường.