Việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái giúp mẹ nắm được quá trình phát triển của con yêu theo từng giai đoạn. Mẹ cần căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ để theo dõi tình trạng thể chất suy dinh dưỡng hay béo phì để con trẻ được khỏe mạnh nhất. Vậy cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh bao nhiêu là đạt chuẩn WHO, Việt Nam? Cùng Fit Junior tìm hiểu về bảng chiều cao cân nặng theo từng tháng tuổi và cách đo chiều cao, cân nặng của trẻ.

Dưới đây, Fit Junior sẽ chia sẻ Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ dựa trên chuẩn Tài liệu về Chiều cao, cân nặng của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) để bố mẹ biết được sự phát triển của trẻ có tốt hay hay trẻ bị chậm tăng cân chiều cao.. Dưới đây sẽ là chi tiết gồm hình ảnh bảng chiều cao, cân nặng của bé trai và bé gái và biểu đồ đánh giá sự phát triển của trẻ. Bố mẹ nên tải hình về và dán tại vị trí dễ nhìn thấy giúp việc theo dõi chiều cao, cân nặng dễ dàng nhất.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 0-19 tuổi

Chiều cao cân nặng của bé gái từ 0-10 tuổi

Dưới đây là Bảng cân nặng, chiều cao theo tuổi của bé gái theo chuẩn lúc sơ sinh, 2 tuổi, chiều cao bé gái 3 tuổi cho đến chiều cao bé gái 10 tuổi. Bố mẹ có thể tải hình ảnh bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái lưu về điện thoại để tiện theo dõi sự phát triển của trẻ có tốt không.

Ngoài ra, bố mẹ nên tải thêm biểu đồ so sánh cân nặng theo chiều cao của bé gái để biết thể trạng phát triển của trẻ với cân nặng này sẽ cần cao bao nhiêu và ngược lại.

Lưu ý: Đối chiếu các chỉ số chiều cao, cân nặng bé gái nếu thuộc các cột:

  • Dưới -2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Cột TB: Đạt chuẩn trung bình về chiều cao hoặc cân nặng.
  • Trên +2SD: Trẻ thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái

Bảng tiêu chuẩn cân nặng bé gái theo WHO (Nguồn: Sưu tầm)

Cân nặng, chiều cao trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường, phát triển tốt? Sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ được đánh giá rất lý thú với nhiều thay đổi đáng kinh ngạc, mạnh mẽ. Do đó, bố mẹ cần theo dõi sát sao các chỉ số tăng trưởng của trẻ về cân nặng, chiều cao để nhận biết xem nhu cầu trong cuộc sống của con.

Chiều cao cân nặng của bé gái từ 5-18 tuổi

Khi bé gái bắt đầu được 5 tuổi thì để đánh giá thể trạng phát triển tốt sẽ dựa trên chỉ số BMI và so sánh chiều cao bé gái Việt Nam với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới. Trong đó:

BMI = (Cân nặng) / (Chiều cao x Chiều cao)

Cân nặng: Tính bằng kg

Chiều cao: Tính bằng m

Ví dụ: Bé gái 5 tuổi, nặng 18,3kg và cao 1,1m. Ta có cách tính như sau:

BMI =18,3 / (1,1 x 1,1) = 18,3 / 1,21 = 15,1

Đối chiếu chỉ số BMI với bảng chiều cao, BMI dưới đây sẽ thấy được bé gái 5 tuổi đạt BMI là 15,1 và gần bằng mức 15,2 ở cột TB của BMI 5 tuổi là mức phát triển tốt.

bảng chiều cao cân nặng và BMI của trẻ gái từ 5 tuổi đến 19 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai 0-18 tuổi

Chiều cao cân nặng của bé trai từ 0-10 tuổi

Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng theo tuổi của bé trai dựa trên chuẩn WHO từ lúc sơ sinh 1 tháng tuổi cho đến 10 tuổi. Bố mẹ theo dõi bảng này để đánh giá mức độ tăng trưởng và kịp thời bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển chiều cao và tăng cân hoàn thiện nhất.

Ngoài ra, bố mẹ nên tải thêm biểu đồ so sánh cân nặng theo chiều cao của bé trai để biết thể trạng phát triển của trẻ với cân nặng này sẽ cần cao bao nhiêu và ngược lại.

Lưu ý: Bố mẹ đối chiếu các chỉ số chiều cao, cân nặng bé trai nếu thuộc các cột:

  • Dưới -2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Cột TB: Đạt chuẩn trung bình về chiều cao hoặc cân nặng.
  • Trên +2SD: Trẻ thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).
Bảng chiều cao bé trai chuẩn WHO
Bảng chiều cao bé trai chuẩn WHO

 

Chiều cao cân nặng của bé trai từ 5-18 tuổi

Khi bé trai bắt đầu được 5 tuổi thì để đánh giá thể trạng phát triển tốt sẽ dựa trên chỉ số BMI và so sánh chiều cao bé trai Việt Nam với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới. Trong đó:

BMI = (Cân nặng) / (Chiều cao x Chiều cao)

 Cân nặng: Tính bằng kg

 Chiều cao: Tính bằng m

Ví dụ: Bé trai 5 tuổi, nặng 18,3kg và cao 1,1m. Ta có cách tính như sau:

BMI =18,3 / (1,1 x 1,1) = 18,3 / 1,21 = 15,1

Đối chiếu chỉ số BMI với bảng chiều cao, BMI dưới đây sẽ thấy được bé trai 5 tuổi đạt BMI ở cột TB là mức phát triển tốt.

 

Bảng chiều cao cân nặng bé trai 5 tuổi đến 19 tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé trai 5 tuổi đến 19 tuổi chuẩn WHO

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam

Theo cuộc điều tra vào tháng 4/2021, Viện dinh dưỡng Quốc Gia Việt Nam đã công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020:

(Hiện tại tới năm 2023, Viện dinh dưỡng Quốc Gia chưa tổ chức lại cuộc điều tra diện rộng về chiều cao của trẻ em Việt Nam.)

  • Chiều cao trung bình của nam giới 18 tuổi: Đạt 168,1 cm (năm 2020), tăng 3,5 cm so với năm 2010 (164,4 cm).
  • Chiều cao trung bình của nữ giới 18 tuổi: Đạt 156,2 cm (năm 2020), đã tăng 1,4 cm so với năm 2010 (154,8 cm).
Chiều cao trung bình
Nam
Nữ
Việt Nam
168,1 cm
156,2 cm
Thế Giới
176,1 cm
163,1 cm
Chênh lệch chiều cao giữa Việt Nam và Thế Giới
8 cm
6,9 cm
Tỷ lệ chênh lệch
-4.54%
-4.23%

Bảng so sánh mức chiều cao của Nam và Nữ của Việt Nam so với mức chiều cao tiêu chuẩn của Thế Giới theo tổ chức Y tế Thế Giới WHO (Số liệu của cuộc điều tra diện rộng mới nhất diễn ra năm 2020). Nhìn bảng so sánh, chiều cao cân nặng của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam theo cuộc điều tra gần nhất năm 2020 là thấp hơn khoảng -4.5% so với tiêu chuẩn chiều cao trung bình của thế giới.

Song song đó, tỷ lệ béo phì ở trẻ em Việt Nam tăng mạnh từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020). Điều này cảnh báo bố mẹ cần cân bằng các nhóm chất, khẩu phần ăn theo tháp dinh dưỡng từng độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tránh các nguy cơ béo phì.

Cách đọc bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn theo WHO

Nhìn vào bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh: Bố mẹ dựa trên các cột “Tuổi”, “Cân nặng” và “Chiều cao” đối chiếu, gióng theo hàng và cột sẽ ra kết quả. Nếu kết quả là chiều cao hoặc cân nặng đang ở cột:

Trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi (5 tuổi): Xác định chiều cao, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng bằng 3 chỉ số:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD: Trẻ có cân nặng đạt khoảng 80% so với chuẩn cân nặng trung bình) là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD: Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao < -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm).

Trẻ từ 5 – 18 tuổi: Xác định chiều cao và cân nặng dựa trên chỉ số BMI trẻ em

Đối với trẻ từ 5-18 tuổi, bố mẹ cần chú ý đánh giá chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ theo chỉ số BMI trẻ em. Trong đó:

BMI = (Cân nặng kg) / (Chiều cao x Chiều cao(m))

Dựa vào chỉ số BMI có thể đánh giá được trẻ đang bị suy dinh dưỡng, thấp còi hay béo phì. Từ đó xác định được các phương pháp cách tăng chiều cao cho trẻ tối đa hay tăng cân cho trẻ/giảm cân trẻ béo phì hợp lý nhất. Cụ thể:

  • WHO BMI (kg/m2): Chỉ số BMI theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
  • IDI & WPRO BMI (kg/m2): Chỉ số BMI dành riêng cho chuẩn người châu Á. Có thể cân nhắc sử dụng bảng BMI này để đánh giá chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam. Bởi về cơ bản, thể trạng về chiều cao, cân nặng trung bình của trẻ Việt Nam thấp hơn so với thế giới.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: Nguyên nhân và cách xử lý

Bảng BMI chiều cao cân nặng của trẻ từ 5 – 15 tuổi:

PHÂN LOẠI
WHO BMI (kg/m2)
IDI & WPRO BMI (kg/m2)
Cân nặng thấp (gầy)
<18.5
<18.5
Bình thường
18.5 – 24.9
18.5 – 22.9
Thừa cân
25
23
Tiền béo phì
25-29.9
23-24.9
Béo phì độ I
30-34.9
25-29.9
Béo phì độ II
35-39.9
30
Béo phì độ III
>40
>40

Cách đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Nguyên tắc đo chiều cao trẻ sơ sinh (chiều dài)

  • Với bé dưới 2 tuổi: Mẹ đặt bé nằm dọc theo thước đo. Sau đó, giữ đầu bé nhìn thẳng lên trần, kéo thẳng đầu gối bé, mẹ tiến hành ghi chỉ số chiều cao cả số chẵn và số lẻ.
  • Với bé từ 2 tuổi trở lên: Mẹ đặt thước đo thẳng, vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 nằm sát sàn. Mẹ cho bé đứng thẳng theo phương của thước đo quay lưng về tường. Mẹ lưu ý không cho bé mang dép, và chú ý các bộ phận đầu + lưng + vai + mông + bắp chân + gót chân của bé đều được dựa sát tường. Bé dưới 2 – 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa.
Nguyên tắc đo chiều cao trẻ sơ sinh (chiều dài)
Nguyên tắc đo chiều cao trẻ sơ sinh

Nguyên tắc đo cân nặng trẻ sơ sinh

  • Trước khi cân, mẹ lưu ý nên cân trẻ sơ sinh vào buổi sáng, khi trẻ chưa có ăn gì, đã đi tiểu – đại tiện, đồng thời mẹ cũng cần bỏ bớt quần áo, tã trên người của trẻ ra.
  • Mẹ nên sử dụng cân điện tử để có số chính xác nhất và đặt cân ở nơi bằng phẳng, đồng hồ cân phải rõ ràng, dễ theo dõi và đảm bảo chỉnh cân về số 0 trước khi cho trẻ lên cân.
  • Mẹ hãy đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi yên giữa cân, không cử động, sau đó, mẹ ghi lại các chỉ số cân nặng chẵn và lẻ.

Một số lưu ý đo cân nặng trẻ sơ sinh

  • Khi đo cân nặng của trẻ sơ sinh, để kết quả chuẩn xác nhất thì mẹ nên đo vào buổi sáng, lúc bé chưa ăn gì và sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện nhé.
  • Mẹ đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200-400 gram).
  • Trong vòng một năm đầu, Huggies khuyên mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần và ghi lại để đối chiếu với bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh.
  • Khi còn sơ sinh, chiều cao và cân nặng bé trai thường sẽ nhỉnh hơn cân nặng bé gái nên mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé!
  • Nên ưu tiên sử dụng loại cân điện tử để có chỉ số chính xác nhất.